Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta, nhất là những ai quen làm việc tại các nhà máy hay công trường đều ít nhiều nhận thức được các quy định chặt chẽ về việc sử dụng thiết bị bảo hộ lao động. Đặc biệt là trong khoảng thời gian gần đây, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng lại liên tiếp xảy ra dẫn tới người ta càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề này. Đặc biệt là quy định về đồ bảo hộ lao động càng được siết chặt hơn. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quần áo bảo hộ nhé.
Những ngành nghề như công trình xây dựng, may mặc, chế biến,.. mang quần áo bảo hộ công nhân. Loại quần áo này giúp cho quá trình thấm hút mồ hôi nhanh hơn, tạo cảm giác thoải mái. Và loại vật liệu dùng để làm ra chúng thường là kaki và cotton.
Được làm từ vải vini có tráng một lớp cao su mỏng, quần áo bảo hộ hóa chất là trang phục hiếm hoi chống lại được sự bám dính của hóa chất liên người công nhân. Chính vì vậy mà quần áo bảo hộ hóa chất luôn được kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn rất kỹ. Đặc điểm lớn nhất của quần áo bảo hộ thợ hàn chính là dùng vật liệu chống cháy, khó bắt lửa. Do đó, người thợ có thể yên tâm hàn mà không sợ các tàn lửa, xỉ hàn làm bỏng.
Quần áo bảo hộ y tế, thường sử dụng vải Pangrim Hàn Quốc, kaki thun, kate Ford, lon Mỹ để thiết kế và sản xuất. Chúng có đặc điểm ngăn chặn được hóa chất thấm qua vải, bảo vệ được cơ thể trước vi khuẩn, mầm bệnh, virus, qua đó mang đến sự thoải mái, rộng rãi, thông thoáng cao. Quần áo bảo hộ lao động giúp giảm thiểu tai nạn lao động nên có ý nghĩa rất lớn đối với người công nhân. Chúng cũng là một tia hy vọng để công nhân có thể yên tâm trong suốt quá trình làm việc. Mục đích chung của quần áo bảo hộ là mang tới sự an toàn cho công nhân. Ứng với từng loại, mỗi ngành nghề khác nhau thì quần áo bảo hộ cũng có thiết kế và chất liệu riêng, đáp ứng yêu cầu của công việc.
>>> Xem thêm : Đồng Phục Nhà Hàng, Khách Sạn – Những công dụng của đồng phục bảo hộ trong cuộc sống
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.